Niềng răng thẩm mỹ

CHỈNH NHA LÀ GÌ ?

Chỉnh nha là một thuật ngữ sử dụng trong nha khoa. Đây là phương pháp can thiệp kỹ thuật bằng các khí cụ nha khoa để sắp xếp, xử lý, đưa răng về vị trí mong muốn. Giúp điều chỉnh các vấn đề răng mọc lệch (răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, răng chìa, răng hô, răng móm, hở lợi, các bệnh lý khớp thái dương hàm……). Hỗ trợ tái lập chức năng ăn nhai và tạo sự cân đối hài hòa cho khuôn mặt. Ngoài ra, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng.

Ngày nay, các phương pháp chỉnh nha niềng răng được thực hiện bởi nhiều phương thức, dụng cụ khác nhau. Khách hàng có nhiều lựa chọn về phương pháp niềng răng phù hợp với độ tuổi, nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện kinh tế của từng người.

CÁC LOẠI MẮC CÀI HIỆN NAY

1/ Mắc cài kim loại

2/ Mắc cài sứ

3/ Mắc cài tự buộc

4/ Mắc cài trong suốt

121

 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH NIỀNG RĂNG ?

Niềng răng mắc cài phù hợp với các trường hợp:

  • Răng xô lệch, mọc không đều
  • Răng thưa, hở kẽ
  • Sai khớp cắn (hô, móm, khớp cắn sâu, cắn chéo, cắn hở…)
  • Răng mọc ngầm, mọc ngược, mọc khểnh
123

QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG TẠI NHA KHOA SAO VIỆT

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, quy trình niềng răng có thể thay đổi với một số bước khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì quy trình chung diễn ra theo những bước dưới đây:

  • Bước 1: Khám và chụp X quang răng

Đây là bước mở đầu nhưng rất quan trọng giúp bác sĩ xác định được tình trạng răng cụ thể, sau đó phân tích và tư vấn cho bệnh nhân loại niềng răng phù hợp cũng như thời gian niềng dự kiến.

  • Bước 2: Thiết kế mắc cài niềng răng

Để thiết kế mắc cài niềng răng chuẩn xác, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu hàm bằng thạch cao. Trong khoảng 1 tuần, bộ phận thiết kế mắc cài sẽ thực hiện làm các mắc cài phù hợp nhất cho bệnh nhân dựa trên mẫu dấu hàm.

  • Bước 3: Lắp mắc cài và dây cung

Bác sĩ thực hiện gắn các mắc cài lên thân răng, cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng. Dây cung sẽ được đặt nằm trên các rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun nha khoa (hoặc các nắp trượt nếu bạn chọn phương pháp niềng răng tự đóng).

  • Bước 4: Tái khám định kỳ

Sau khi gắn mắc cài và dây cung, những chiếc răng của bạn sẽ bắt đầu di chuyển theo lộ trình. Bác sĩ sẽ hẹn bạn lịch khám cụ thể (thường là khoảng 3 tuần – 1 tháng) để quay lại nha khoa tái khám.

Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến trình răng di chuyển và điều chỉnh lại lực siết ở dây cung cho phù hợp. Việc tái khám đúng lịch là rất quan trọng, bạn không nên bỏ qua bất cứ buổi khám nào.

  • Bước 5: Tháo niềng răng

Sau khi đạt được hiệu quả niềng răng mong muốn, bác sĩ sẽ tháo bỏ toàn bộ hệ thống niềng răng trong khoang miệng. Tuy nhiên, để giúp răng có thời gian ổn định và duy trì được hiệu quả lâu dài, bạn sẽ tiếp tục đeo niềng duy trì trong khoảng 6 tháng tiếp theo.

Niềng răng là một quá trình dài và cần rất nhiều sự kiên trì của bạn, tuy vất vả nhưng hiệu quả thu được sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng!

ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO SAU KHI NIỀNG RĂNG

Những ngày đầu mới niềng răng, lúc này bạn chưa quen với khí cụ cũng như sự dịch chuyển của răng nên giai đoạn này bạn nên sử dụng những thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ ăn nấu chín kỹ. Đối với thực phẩm như thịt, cá, trái cây, bạn nên cắt nhỏ ra để ăn, tránh trường hợp bung và gãy mắc cài.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm dai, cứng, dẻo: Với những thực phẩm này, bạn nên hạn chế vì nó dễ làm rơi, gãy mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.

  • Những thức ăn có màu như ghệ, cà ri… bạn cũng nên hạn chế bởi vì nếu bạn không vệ sinh sạch, bám dính trên răng, dây thun gây mất thẩm mỹ.

  • Đồ ăn nhiều đường như kẹo mạch nha, bánh… vì đường có thể bám dính trên răng, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.

Thuc Pham

 

CÁCH PHÒNG TRÁNH SÂU RĂNG KHI NIỀNG RĂNG

Sâu răng là 1 trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất, đặc biệt rất dễ xuất hiện trong quá trình niềng răng. Khi không được điều trị sẽ dẫn tới đau răng, nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là mất răng và làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng.

Vậy phòng tránh sâu răng khi niềng răng như thế nào ?

? Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng có chứa flour, chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ kết hợp cùng với máy tăm nước và nước súc miệng.
? Có chế độ ăn hợp lý: Tránh xa các loại thực phẩm dai, cứng, dính vì chúng sẽ vướng vào răng khó làm sạch. Ngoài ra cũng không nên ăn quá nhiều đường bởi đây là môi trường lý tưởng để sâu răng bùng phát.
? Thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn: Mỗi tháng khi tới lịch tái khám bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ đồng thời khi phát hiện những dấu hiệu sâu răng mới chớm bác sĩ sẽ khắc phục ngay để không bị lan rộng.

 

NHỮNG LƯU Ý KHI BỊ BUNG MẮC CÀI

Nacera31

 

Nếu bạn không may làm bung mắc cài trong quá trình niềng răng thì khi phát hiện bạn nên đến liên hệ đến nha khoa để sắp xếp Bác sĩ gắn mắc cài cố định chắc chắn trên răng lại nhé.

Trong trường hợp bạn chưa thể đến nha khoa ngay, thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn hãy giữ lại mắc cài và liên hệ đến Bác sĩ hoặc trợ lý Bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết tốt nhất. Bạn tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ vật nào để gắn lại mắc cài khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ, vì nếu bạn gắn sai có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

 

Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ Chỉnh Nha, bạn vui lòng liên hệ với Nha Khoa Sao Việt theo hotline 0982 708 889 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ để được giải đáp cụ thể!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *